If we have brought a species to extinction let it flood and fill our minds with sound
Về sự thấy
Author: Jamie Maxtone-Graham
Published on: 5/30/2015 7:20:37 PM

Trong tiếng Anh, từ ‘autopsy’ bắt nguồn từ autopsia trong tiếng Hy Lạp, vốn có nghĩa là ‘nhìn cho mình’.

Mùa xuân 2013, thông qua Hanoi DOCLAB, tôi hướng dẫn một khóa học nhiếp ảnh tập trung trong gần ba tháng. Mục tiêu của khóa học, ít nhất từ góc nhìn của tôi, là không để thực sự dạy điều gì, và tôi cũng nói vậy với những người tham dự trong buổi gặp đầu của chúng tôi. Thay vào đó, tôi thông báo với mọi người, tôi hứng thú với việc tất cả chúng ta mỗi ngày mỗi hay lên trong sự thấy, nghĩa là phát triển những lối tiếp cận của chúng ta hướng về hành vi mang tính cá nhân của đọc hiểu thị giác. Tôi mê thích điều này ở hai cấp độ – thứ nhất, trong hành vi nhìn vào những tấm ảnh, hoặc  nghệ thuật, hoặc phim, hoặc quảng cáo, và thứ hai, trong hành động sản xuất tác phẩm,  trường hợp của chúng tôi là chụp ảnh; nghĩa là sự thấy mang tính nhiếp ảnh.

Tôi nhận thấy, hóa ra ‘sự nhìn’ và ‘sự thấy’ là những xung lực có liên quan nhưng không phải là một. Sự nhìn có thể được hiểu là điều gì đó thuộc về một trách vụ bị động, một thống kê thị giác của con người và sự vật. Sự thấy, mặt khác, là một quá trình gắn kết và chủ động khi mà, thông qua những giác quan chúng ta thâu nạp, chúng ta kết nối và liên thông những chất liệu thô này đến trải nghiệm của chúng ta, nền tảng giáo dục của chúng ta và chúng ta tìm đến một cách hiểu. Sự thấy, tôi đi đến chỗ biết rằng, là sự hiểu; sự thấy mang tính nhiếp ảnh là sự hiểu mang tính nhiếp ảnh.

Tôi đề cập đến gốc từ ‘autopsy’ bởi vì khi khóa học kết thúc, mười lăm người tham gia bày sưu tập hoàn thiện các tác phẩm của mình trong một triển lãm tên là Autopsy of Days. Triển lãm này là một sưu tập đa dạng và cá nhân với những hình ảnh của những gì mỗi người thấy cho chính mình; của những gì họ tìm biết được trong những ngày cầm máy.


Loạt ảnh của Khổng Việt Bách nhan đề Nội/ngoại thất là một khảo sát tĩnh lạnh và đồng thời bông đùa về cuộc thoại thị giác giữa hiện thực trước mắt và khát vọng tương lai. Những hình ảnh của anh được đóng khung gần như hoàn toàn trong nội thất tưởng tượng được trưng bày công khai của những công trình đang xây dựng trước ít nhiều cảnh tượng của một sân khấu đường phố cũng xuất hiện trong tầm mắt. Người xem sẽ lập tức bị cuốn vào hư cấu của những biển quảng cáo trước khi phát hiện ra mình nhầm lẫn và sau đó sự thực của tình huống được phơi bày. Sự phơi bày dường như tươi ròng với mỗi hình ảnh ta xem; một cú lừa và một phát hiện được gói vào trong chỉ một màn diễn đơn.














 

Nhng chương hi của Nguyn Thy Tiên, đơn giản và đích xác, là những ảnh chụp theo sê-ri. Bảy trường đoạn hình ảnh nhỏ cùng văn bản đính kèm kể những câu chuyện cuộc đời trong nhà cô ấy – những câu chuyện của chiếc tủ lạnh đầy ắp của một người mẹ không có người đàn ông nào mà cho ăn, của chiếc ghế của người bà, của cô cháu gái nhỏ xỏ đôi giày của mẹ. Chúng có vẻ liên quan nhiều đến phim truyền hình dài tập hơn là các chương của một cuốn sách và thế nên mỗi trường đoạn có một thoáng kịch mùi mẫn ngầm ẩn. Nhưng chúng cũng cộng hưởng và có tính cá nhân sâu sắc trong khi vẫn lưu giữ chút gì rời rạc, và thông minh.
 





Cô ấy chẳng biết anh ấy sẽ gọi.




Và chỉ bất chợt nhìn thấy, hiểu ra. Rằng anh ấy sẽ chẳng bao giơ gọi.




Thời gian sau. Mọi thứ đều biến mất.




Điều đấy thật buồn. Sự trống rỗng là cái duy nhất còn lại.


Bình Đặng tạo ra một hồ sơ của những hình ảnh cũng lừa mắt từ cái nhìn đầu tiên. Ta được xem một số động vật có chút gì sống động được chụp đen trắng – thằn lằn, chim, một con dê, những con rắn – khiến ta rồi nhận ra chúng ta đang nhìn xuyên qua những bình thủy tinh đựng một chất lỏng mà sau đó được tiết lộ là rượu gạo. Chúng chẳng phải là những hình ảnh của thiên nhiên như ta tin lúc đầu. Đây là cái chết được lưu tồn và vinh chúc trong cơn tiêu dùng, trong cuộc say sưa; linh hồn sinh vật này và sức mạnh dược chất được tiêu hóa qua cuộc rượu. Với những vật tổ được chiếu sáng đẹp, Bình trình cho ta đến cả căn bệnh của chúng ta, đến cơn ốm của chúng ta như một giống loài và khi nhìn vào chúng ta đều say đắm ngả nghiêng.













 

Trong loạt ảnh tên gọi Tng duyt, Trương Quế Chi tạo ra một sân khấu của chiến tranh theo nghĩa đen và ẩn dụ. Chụp ảnh bạn bè và người quen mặc những trang phục đặc trưng của thế hệ cha mẹ cô, những người phụ nữ mặc như nông dân và những người trai trẻ mặc như lính Bắc Việt, những người diễn lại vai của Quế Chi cư ngụ trong một nhà hát – phòng thay đồ, sảnh, hành lang, cánh gà và chính sân khấu, thử các vai của thời đại khác và một thế hệ già hơn. Đó là một sự vừa vặn khó ở cho một thời đại và cho một thế hệ trẻ với một tầm nhìn khác về một tương lai chưa chắc chắn. Sự đồng cảm của cô dành cho những người này, thế hệ này của những bè bạn cô, không bị tảng mây mờ của giáo điều che khuất vì nó tàng ẩn bên ngoài khuôn khổ đó.
















Tôi đã chọn chỉ tác phẩm của bốn người để giới thiệu với độc giả và đây cũng chỉ một vài trong chuỗi tác phẩm của họ. Còn nhiều điều nữa để xem, để hiểu, khi bạn xem phần còn lại trong loạt ảnh họ chụp cũng như tác phẩm của những người khác trong khoá học. Trong cái hành động đơn giản nhìn vào những gì họ đã thấy, chúng ta có thể đi đến xác quyết một điều gì về bệnh trạng ta mang, trải nghiệm ta qua.

 

 

AJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJARAJAR